Y5CAFE

Cà phê dạo hút khách văn phòng

Vẫn bị ám ảnh bởi câu chuyện cà phê pha hóa chất, nhưng những khách hàng trẻ bận rộn dần thích nghi và chấp nhận loại đồ uống do các cửa hàng bán dạo phục vụ, bởi giá rẻ, tiện lợi.

Tại TP HCM, ngoài các quán vỉa hè, cóc, bệt, sang trọng thì mô hình phục vụ tận nơi (alo cà phê) hay cà phê dạo cũng đang nổi lên. Đầu tiên là alo cà phê, thay vì đi mua tận nơi, khách hàng chỉ cần gọi điện đặt, ngay lập tức các nhân viên đi xe máy với thùng đồ nghề pha cà phê phía trên sẽ đến tận nơi giao hàng. Mô hình cà phê lưu động này đang được giới văn phòng ưa thích.

Tại TP HCM, ngoài các quán vỉa hè, cóc, bệt, sang trọng thì mô hình phục vụ tận nơi (alo cà phê) hay cà phê dạo cũng đang nổi lên. Đầu tiên là alo cà phê, thay vì đi mua tận nơi, khách hàng chỉ cần gọi điện đặt, ngay lập tức các nhân viên đi xe máy với thùng đồ nghề pha cà phê phía trên sẽ đến tận nơi giao hàng. Mô hình cà phê lưu động này đang được giới văn phòng ưa thích.

Mô hình bán cà phê dạo giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian.

“Ngại đi xa, nhiều khi trưa nắng cũng làm biếng đi mua, tôi thường hay gọi họ mang cà phê đến cơ quan, vừa tiện lại vừa đảm bảo chất lượng, chứ uống mấy quán vỉa hè cũng thấy không ngon bằng”, anh Mai, một nhân viên văn phòng tại quận 10 chia sẻ. Sau khi gọi, chỉ 10 phút sau, nhân viên bán cà phê tới nơi và thực hiện việc pha tại chỗ để giao cho anh Mai ly cà phê đá với giá 12.000 đồng.

Theo nhân viên bán hàng, họ phục vụ từ 6h sáng đến 6h chiều, thông thường thì có người kêu là phải chạy đi ngay. Trung bình mỗi ngày có thể bán được từ 200-300 ly cà phê.

Ngoài alo cà phê, bán dạo trên xe đạp cũng là cách thức uống quen thuộc này được đến với người dân. “Lúc đầu mình phải đạp xe qua các con đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng… rất cực. Mỗi ngày bán có khi được tới 20 ly”, anh Nguyễn Phước Hải, người bán cà phê dạo kể lại.

Mua một kg cà phê nguyên chất 250.000 đồng một kg, rồi về pha bán với giá 15.000 đồng một ly, anh Hải khẳng định nếu chịu khó đi bán sẽ có lời vì mọi người khá ưa chuộng. Anh đã bỏ ra hơn 5 triệu đầu tư cho các thiết bị như xe đạp, thùng cà phê…

“Được một thời gian, người nhà thấy vất vả quá nên khuyên tôi đừng bán nữa. Hai tháng nay mình đã đi làm ở công ty, dù sao vẫn rất thích việc bán dạo trước đây”, anh Hải chia sẻ.

Tuy có nhiều điểm tiện lợi cho khách, chất lượng của cà phê dạo vẫn khiến nhiều người dùng e dè.

Trong khi hình thức cà phê bán rong đã có từ khá lâu tại TP HCM thì ở Hà Nội mới xuất hiện từ khoảng giữa năm 2012. Giá mỗi ly cà phê dao động trung bình từ 13.000 đến 15.000 đồng, số ít có mức giá 10.000 đến 12.000 đồng, đi kèm với các loại đồ uống khác để tăng khách hàng. Hầu hết các quầy lưu động đều đặt gần các khu nhiều văn phòng.

Có ưu điểm là mức giá rẻ và giao hàng tận nơi, chỉ cần khách có yêu cầu, nhưng chất lượng cà phê của loại hình bán hàng này khiến nhiều người tỏ ra nghi ngại, do thị trường lẫn lộn cà phê giả, pha ngô, đậu và hóa chất.

Anh Thanh, một dân văn phòng thường xuyên uống cà phê cho biết: “Tôi không tin chuyện ly cà phê 10.000 – 15.000 đồng nguyên chất 100%. Khoảng 250.000 đồng một kg, phải pha 17 đến 25 ly cà phê mới mong hòa vốn chưa kể đến chi phí hoạt động, lương nhân viên, khó tính đến lãi được”.

Biết vậy nhưng vì thói quen, anh Thanh cũng như nhiều người làm văn phòng khác vẫn làm khách hàng khá thường xuyên của các quầy lưu động. “Hàng nào uống thấy ‘thật’ nhất thì mình gọi thôi, bây giờ ngay cả cửa hàng cũng có nơi bán hàng pha, nói gì quầy đi dạo”, anh chia sẻ.

Tuy có nhiều điểm tiện lợi cho khách, chất lượng của cà phê dạo vẫn khiến nhiều người dùng e dè. Ảnh: Anh Quân

Công ty Balo kinh doanh doanh cà phê lưu động này từ cuối năm 2011, đối tượng cạnh tranh chủ yếu là các quán cóc, vỉa hè và cà phê không rõ nguồn gốc đang tràn lan hiện nay.

“Chúng tôi lấy 100% robusta, mang về xay rồi pha phin đem tới tận nơi pha chế bán cho mọi người. Ngày nào lúc 4h sáng là nhân viên đã đem cà phê ra xay để phục vụ việc bán hàng trong ngày, mỗi tháng có khi phai dùng đến 100 kg cà phê hạt”, ông Phạm Hoài Ngọc, Giám đốc Balo cà phê nói.

Theo lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh cà phê, nếu đơn vị nào dùng hàng nguyên chất để bán, với giá chỉ từ 12.000 đồng một ly trở lên thì cũng đã có khoản lãi khá lớn bởi “quầy di động không tốn nhiều kinh phí đầu tư như cửa hàng, dễ dàng đổi địa điểm kinh doanh nếu thấy kém hiệu quả”. Vị này cũng cho biết, giá một kg cà phê hạt tốt có thể dao động từ 140.000 đồng trở lên, loại ngon thì mới có giá đến 240.000 hoặc hơn.

Anh Nguyễn Văn Duy, Giám đốc Arobi Coffee miền Bắc cho biết một kg cà phê có thể pha được trên 30 cốc. Quầy lưu động của hãng tận dụng được nguồn hàng do chính đơn vị bán ra nhưng khoản chi phí dành cho ly dùng một lần cao (chiếm 10% – 15%) nên lợi nhuận không quá lớn. “Bên nào không mất phí mặt bằng thì số tiền thu về không hề nhỏ”, anh nói.

Theo Vnexpress.net

Exit mobile version