Phòng trừ tuyến trùng hại cà phê

Diện tích vườn cà phê già cỗi quá lớn đang làm giảm mạnh năng suất, chất lượng và cần phải tái canh. Tuy nhiên, cây cà phê đang bị tuyến trùng tấn công hại rễ khiến bị vàng lá và chết sau 3 năm tái canh.

Do vậy, người nông dân rất ngần ngại trong việc đầu tư tiền của và công sức để tái canh cà phê cây cà phê vì không mang lại hiệu quả cao.

Tuyến trùng, nỗi ám ảnh của nông dân

Lâu nay, việc phòng ngừa tuyến trùng thường ít được người trồng cà phê chú tâm, chỉ đến khi cây phát bệnh mới đổ xô đi tìm thuốc xử lý. Giải pháp phổ biến nhất mà nông dân vẫn làm là rắc vôi bột lên đất để diệt ký sinh trùng, nhưng hiệu quả rất hạn chế.

Anh Trần Văn Thanh, nông dân trồng cà phê ở Liên Đầm (Di Linh, Lâm Đồng) cho biết: “Trước đây, tôi chỉ dùng vôi để xử lý đất trước mỗi vụ, nhưng chỉ hạn chế tuyến trùng chứ không thể tiêu diệt triệt để. Vườn cà phê bị tuyến trùng gây hại rất nặng, khiến tôi phải nhổ bỏ rất nhiều gốc để xử lý đất và nghe các nhà khoa học khuyến cáo phải chờ đến 3 năm mới có thể trồng lại”.

Theo anh Thanh, sau khi trồng tái canh, anh được tiếp cận nhiều loại thuốc hoá học trị nấm, trị tuyến trùng. Tuy dùng có hiệu quả, nhưng dùng nhiều thì gây hại môi trường. Mới đây, anh đã được giới thiệu một loại thuốc Tervigo trị tuyến trùng ít gây ô nhiễm môi trường đang được nhiều nông dân sử dụng phổ biến.

21052013142803

Rễ cây cà phê bị ảnh hưởng bởi bệnh tuyến trùng

Tại mô hình thanh long đang thử nghiệm áp dụng giải pháp trị tuyến trùng Tervigo của gia đình ông Trương Văn Trí ở khu phố 1, thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) khi chưa sử dụng Tervigo ông không hiểu lắm về tuyến trùng vì nó dưới mặt đất, chỉ thấy bộ rễ phát triển kém không ăn phân, cành yếu, ngắn, trái nhỏ.

Gia đình ông Trí đã phải dùng rất nhiều loại thuốc khác nhau để trị bệnh cho cây nhưng cũng chẳng ăn thua, bệnh cây ngày càng nặng không cứu được. Vậy nhưng khi ông được hướng dẫn thử dùng Tervigo để trị bệnh cho vườn thanh long, không ngờ chỉ sau 15 ngày đã thấy vườn cây “tỉnh” dần. Kiểm tra thực tế bộ rễ của cây thanh long phát triển trắng, mập, khỏe mạnh hút dinh dưỡng tốt nên giúp cành đâm tược nhanh, dây phát triển mạnh.

Tương tự, 4 ha cà phê và tiêu của hộ ông Nguyễn Mẫn ở Eo Ba, huyện Buôn Đôn (Đăk Lăk) khi sử dụng Tervigo cũng đều đem lại kết quả tốt. Đặc biệt, sử dụng Tervigo trên cây cà phê, tiêu giúp cho đọt phát triển mạnh, thậm chí với những cây định bỏ đi nhưng khi tưới Tervigo đã phục hồi rất nhanh.

TS. Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện KHKH Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) cho biết, viện đã khảo nghiệm và đánh giá đây là sản phẩm sẽ thay cho Mocap. Mặc dù Mocap là thuốc trị tuyến trùng tương đối hiệu quả nhưng rất độc cho người sử dụng và môi trường. Tervigo phòng trừ tuyến trùng có hiệu quả như Mocap nhưng lại không độc hại cho người và môi trường”.

Giải pháp thích hợp

Theo WASI, ngành cà phê VN đang phải chịu thách thức lớn đó là diện tích vườn cà phê bị già cỗi ngày càng tăng và cần phải tổ chức tái canh. Tuy nhiên, việc tái canh cà phê đang là thách thức lớn nhất mà ngành cà phê VN phải đối mặt.

TS.Trương Hồng, Phó Viện trưởng WASI cho biết: “Vấn đề tuyến trùng hại rễ cây cà phê khiến cây có dấu hiệu vàng lá, chậm phát triển, còi cọc và chết sau 3 năm tái canh đang làm đau đầu các ngành quản lý và người nông dân. Đồng thời cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tái canh cà phê…”.

Tuyến trùng là thủ phạm gây ra những bệnh vẫn thường gặp ở cà phê, như bệnh vàng lá thối rễ, gỉ sắt. Vấn đề tuyến trùng gây hại cà phê đang là bài toán khó giải, vì rất khó chẩn đoán cũng như áp dụng các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Tuyến trùng ký sinh bên trong rễ, lây truyền qua đất, gây hiện tượng u bướu rễ, cây có dấu hiệu vàng lá, chậm phát triển, vài năm sau thì chết. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm chậm quá trình tái canh cây cà phê, làm giảm sản lượng xuất khẩu hồ tiêu của VN.

Ông Shane Emms, TGĐ Syngenta VN cho biết: “Để tăng năng suất cây trồng thì ngoài biện pháp canh tác, chế độ dinh dưỡng thì các sản phẩm BVTV cũng đóng vai trò rất quan trọng. Syngenta đang kết hợp với các Chi cục BVTV, Trung tâm Khuyến nông và các viện nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt nhất. Đồng thời sẽ tiếp tục đem đến nhiều giải pháp canh tác hiệu quả hơn nữa cho nông dân.

TS. Nguyễn Văn Nam, Trưởng Bộ môn BVTV, Trường ĐH Tây Nguyên cũng cho biết, để giúp giải quyết những khó khăn của người trồng cà phê, đặc biệt là vấn đề tuyến trùng, người nông dân không thể cứ lạm dụng thuốc mà cần sự kết hợp nhiều biện pháp như canh tác, chế độ dinh dưỡng và thuốc BVTV.

Hiện, chỉ có dòng sản phẩm Tervigo của Cty Syngenta là sản phẩm tích hợp công nghệ mới ưu việt trị rất tốt tuyến trùng, hiệu lực kéo dài và ít ảnh hưởng đến môi trường, không để lại dư lượng trong nông sản. Đây cũng là gói giải pháp tiến bộ của Cty Syngenta phối hợp cùng với WASI nghiên cứu khảo nghiệm thực tế trên nhiều mô hình trồng cà phê ứng dụng giải pháp trị tuyến trùng tại Bình Thuận, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước.

Theo nhận định của Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển thanh long tỉnh Bình Thuận, tuyến trùng tấn công vào rễ cây thanh long làm cây chậm sinh trưởng khiến năng suất, sản lượng giảm mạnh, ảnh hưởng đến chất lượng thanh long xuất khẩu. Do vậy, giải pháp trị tuyến trùng Tervigo không những giúp người nông dân trong việc phòng trị tuyến trùng trên cây cà phê hay hồ tiêu mà còn áp dụng hiệu quả cả cho cây thanh long.