Cà phê, bạn đã biết?

Cà phê đắng nhưng rất ngon. Điều này ai cũng phải công nhận. Nhưng uống cà phê có tốt không, uống bao nhiêu là đủ… thì chúng ta cần để tâm đến.

climate-change-arabica-coffee-extinct-2-537x358

Cà phê có chứa hoạt tính chất chính là cafein. Cafein còn có trong trà xanh, hạt coca, sôcôla. Đây là chất có khả năng kích thích thần kinh trung ương và lợi tiểu. Sau khi vào cơ thể, cafein được hấp thu và phát tán nhanh chóng vào máu, rồi đến não đánh tan cơn buồn ngủ, làm sảng khoái và hưng phấn, tăng đường huyết, giảm cảm giác đói, làm nâng hoạt động và suy nghĩ nhanh.

Cafein không tích lũy trong cơ thể mà được bài tiết qua nước tiểu vài giờ sau khi uống. Trong y khoa, cafein được dùng kích thích hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng, điều trị đau nữa đầu (migain), kết hợp trong một số thuốc giảm đau , thuốc cảm giảm lo âu buồn rầu trong thời gian ngắn. Cafein không có tác dụng giảm say rượu, mặc dù có nhiều người cho rằng uống một tách cà phê sẽ làm người say tỉnh rượu, nhưng thật ra đó là do gan có thêm thời gian chuyển hóa bớt một phần ethanol trong máu.

Cafein gây ra tình trạng giảm hấp thu khoáng chất như sắt, canxi, kẽm magiê, kali và làm mất vitamin nhóm B, vitamin C. Cafein còn làm tăng cholesterol gây nguy cơ xơ vữa động mạch. Một số nghiên cứu cho biết người uống nhiều cà phê có nguy cơ nhồi máu cơ tim gấp 2 lần người không uống. Một số người không quen dùng cà phê có thể bị kích thích, nhịp tim nhanh, buồn nôn, choáng váng, hồi hộp, lo lắng, bồn chồn, tăng tiết nước bọt, run rẩy và thường gặp nhất là mất ngủ. Một số người dùng cà phê để thức khuya đã mô tả cảm giác mất ngủ do cà phê là thấy mệt, muốn ngủ nhưng “đầu thì rất tỉnh”, không thể ngủ được sau khi làm xong công việc và cần ngủ.

Đã có rất nhiều nghiên cứu về lợi điểm và tác hại của cà phê đối với sức khỏe. Một quan điểm trung lập đã được thống nhất là sử dụng cà phê lượng vừa phải là tốt (với người đang sử dụng cà phê thường xuyên), không khuyến cáo nên sử dụng cà phê trong khẩu phần ăn hằng ngày và dùng quá nhiều cà phê thì không có lợi cho sức khỏe. Liều trung bình 250mg cafein một ngày (2 tách) là vừa phải và ít có nguy cơ về sức khỏe. Uống gấp đôi lượng trung bình được cho là quá liều, làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.

Tuy nhiên, cần lưu ý đến độ đậm đặc cũng như chất lượng của loại cà phê được pha chế. Cần lắng nghe cơ thể lên tiếng khi sử dụng cà phê. Sự nhạy cảm với cafein ở mỗi người mỗi khác và cũng phụ thuộc vào việc sử dụng thường xuyên hay không, cũng xảy ra hiện tượng “tăng đô” khi dùng kéo dài.

Trẻ em không nên tập uống cà phê vì cản trở hấp thu dinh dưỡng và gây mất ngủ. Phụ nữ mang thai uống cà phê có thể gây sảy thai, sinh non, thai ngưng hô hấp ngay sau khi sinh do thiếu cafein từ mẹ… do cafein hấp thu qua nhau thai. Phụ nữ thời kì tiền mãn kinh cũng không nên dùng nhiều cafein vì gây nguy cơ loãng xương.

Việc bỏ cà phê đột ngột khi đang uống nhiều thường xuyên cũng có thể gây ra nhứt đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói… cần đề phòng trường hợp này bằng cách cắt giảm từ từ lượng cà phê uống hằng ngày.

Cũng như mọi triết lý khác trong cuộc sống, nếu uống cà phê thì nên có giới hạn và chừng mực. Việc lạm dụng chất kích thích dễ tăng năng suất (học hành, làm việc) là cách bắt buộc cơ thể hoạt động mà không được nghỉ ngơi là điều không hợp lý, nhất là khi kéo dài tình trạng này. Hãy để ly cà phê thơm ngọt đắng làm thi vị hơn cuộc sống của bạn với những “suy nghĩ sáng tạo tích cực” mà không làm tổn hại sức khỏe, vậy thì, “Cuối tuần cà phê nhé”.!

Là một trong những loại chất kích thích và có thể gây nghiện, nhưng cà phê vẫn được nhiều người sử dụng và không bị cấm đoán do mọi người có thể hạn chế tác động kích thích quá mức của cà phê. Vài tác dụng của cà phê có thể kế nhanh:

– Hạn chế ung thư: Cà phê chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe và cơ thể.

– Giúp giảm cân: cà phê làm tăng tiêu hao năng lượng chuyển hóa và tạo cảm giác no do tăng đường huyết.

– An thần: nếu bạn đi ngủ ngay trong vòng 15 phút sau khi uống cà phê, bạn sẻ ngủ sâu hơn do lượng máu lên não lưu thông tốt hơn.

Tuy nhiên, nếu chần chừ quá thời gian trên thì cafein sẽ phát huy tác dụng gây mất ngủ.

Tuy cà phê không được xếp vào nhóm các loại nước giải khát, nhưng xuất phát từ nhu cầu thị trường; nhiều người dùng cà phê mới mục đích tạo hưng phấn, giúp tỉnh táo nên các nhà sản xuất đã chớp lấy cơ hội, biến cà phê thành một loại thức uống thông dụng. Ly cà phê đen thêm đường cát hay cà phê sữa đá với sữa đặc có đường là nét đặc trưng sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Người nước ngoài thường cho thêm sữa nóng cho ly Espresso, thêm kem sữa bột khuấy tan hoặc đánh cho nổi bọt như ly Cappuccino. Một số người còn bỏ thêm cacao, sôcôla nghiền, lòng đỏ trứng hay rượu mạnh để chế tác ra các loại khẩu vị khác nhau.

Theo gucafe