Uống cà phê lúc nào là tốt nhất?

Thời điểm tốt nhất để uống một tách cà phê để lượng caffein đạt đỉnh mỗi ngày là từ 9h30 đến 11h30 sáng.

Có vẻ như một tách cà phê đậm đặc vào mỗi buổi sáng là cách tốt nhất để khởi động bản thân, nhưng trên thực tế nếu bạn uống muộn hơn một chút thì sẽ tốt hơn.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng thời điểm tốt nhất để lượng caffein đạt đỉnh mỗi ngày trung bình là từ 9h30 đến 11h30 sáng.

thoi diem uong ca phe

Cafein tương tác với một nội tiết tố chủ đạo trong cơ thể có tên là cortisol – giúp điều hòa đồng hồ sinh học và làm tăng sự tỉnh táo

Lý do là vì cafein tương tác với một nội tiết tố chủ đạo trong cơ thể có tên là cortisol giúp điều hòa đồng hồ sinh học và thúc đẩy sự tỉnh táo.

Nồng độ cortisol tự nhiên thường tăng cao ngay sau khi ngủ dậy và có thể vẫn duy trì mức cao trong tới một giờ sau đó – với đỉnh điểm là từ 8 đến 9 giờ sáng.

Vì thế theo Steven Miller, bác sĩ chuyên khoa thần kinh tại Trường Đại học Quân y ở Bethesda, Maryland, Mỹ thì uống cà phê sau thời điểm này sẽ tốt hơn vì nó thúc đẩy cơ thể sản sinh cortisol.

Ông cho rằng uống cà phê trong khi nồng độ nội tiết tố này đang cao có thể gây ra tình trạng “nhờn” cafein, nghĩa là sẽ phải uống nhiều cà phê hơn để nhận được tác dụng tương tự.

Cortisol được cơ thể tiết ra với nồng độ cao mỗi khi gặp stress, giúp chuyển năng lượng dự trữ thành đường glucose để các tế bào trong cơ thể sử dụng.

Năng lượng giải phóng bùng nổ vào buổi sáng làm tăng sự tỉnh táo nhưng cũng làm tăng cảm giác đói. Cortisol cũng chịu trách nhiệm đồng bộ hóa nhịp điệu sinh học hằng ngày điều khiển cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nồng độ cortisol tăng nhanh ngay sau khi thức giấc và giữ nguyên mức tăng trong tới một giờ sau đó.

Tuy nhiên, thời điểm chính xác để uống tách cà phê buổi sáng sẽ khác nhau giữa mỗi người, phụ thuộc và chu kỳ cortisol và thời gian mà bình thường người đó vẫn dậy vào buổi sáng .

Uống cà phê vào buổi chiều cũng giúp làm giảm tình trạng “lờ đờ” thiếu chú ý thường xảy ra sau bữa ăn trưa thịnh soạn.

Một số khảo sát gần đây còn cho thấy giới khoa học là những “con nghiện” cà phê nặng nhất trong số tất cả các nghề, tiếp theo là những người làm marketing và PR. Đưng thứ tư là những người làm trong ngành giáo dục, còn bác sĩ và nhân viên y tế đứng cuối trong bảng xếp hạng “nghiện” cà phê.